Chuyện làm trái ngành ở Việt Nam đã không còn phải là lạ. Không chỉ những sinh viên mới ra trường mà nhiều người đã đi làm lâu năm cũng sẽ có những thời điểm từ bỏ tất cả để tìm một khởi đầu mới. Tuy nhiên, để có thể thay đổi thành công, bạn sẽ gặp rất nhiều rào cản. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là viết CV cho người làm trái ngành. Làm thế nào để có thể tận dụng những kỹ năng cũ và không phải bắt đầu công việc mới ở vị trí quá thấp so với kì vọng? Bài viết dưới đây của Blog Finjobs sẽ dành riêng cho bạn.
Mục lục
1. Tìm Hiểu Kỹ Lưỡng Về Vị Trí Và Lĩnh Vực Bạn Muốn Nhắm Đến
Nếu ví tìm việc là một trận chiến thì việc tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí và lĩnh vực bạn muốn nhắm đến chính là bước quan trọng nhất, tựa như họp bán lên chiến thuật tác chiến.
Khi muốn làm việc trái ngành hoặc đổi ngành, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu về vị trí bạn muốn làm việc, liệt kê những yêu cầu của vị trí, của ngành sau đó thực hiện một dạng so sánh giữa những kỹ năng mà chuyên ngành làm việc mới yêu cầu và những kỹ năng, kinh nghiệm bạn đang có ở công việc hiện tại. Từ đó tìm ra những điểm chung để đề cập và nhấn mạnh trong CV.
Ví dụ bạn muốn chuyển sang ngành môi giới bảo hiểm, và công việc hiện tại của bạn là nhân viên chăm sóc khách hàng. Như vậy, điểm chung của hai công việc này là kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng. Hãy đề cập đến kỹ năng này một cách thật rõ ràng và nổi bật trong CV để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí mới.
Bạn không nên cố đấm ăn xôi để nhét kỹ năng vào nhằm làm dài CV, một CV quá dài không hề gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trái lại, đây còn là rào cản khiến cho nhân sự đánh giá bạn thấp vì không có kỹ năng viết CV.
-> Xem thêm: 5 Cách Trình Bày CV Ấn Tượng Đốn Tim Nhà Tuyển Dụng
2. Làm Nổi Bật Những Kinh Nghiệm Làm Việc Của Bạn Liên Quan Đến Ngành Mới
Tương tự như việc trình bày kỹ năng kể trên, bạn hãy “phô bày” những kinh nghiệm làm việc của mình một cách rõ ràng và rành mạch để nhà tuyển dụng dễ dàng tìm hiểu. Hãy ưu tiên những kinh nghiệm làm việc có liên quan và gây được ấn tượng, lợi thế đối với công việc mới mà bạn hướng đến. Tuy nhiên, hãy chọn lọc và đừng cố “nhồi nhét” những kinh nghiệm làm việc có thời hạn dưới 1 năm hoặc không liên quan đến ngành mới.
Việc có quá nhiều kinh nghiệm làm việc tại một cơ quan hoặc tổ chức trong thời gian ngắn sẽ gây “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng vì cho rằng bạn là ứng viên không thể ổn định lâu dài với công ty. Bên cạnh đó, việc thay đổi công việc quá thường xuyên cũng sẽ là rào cản khiến bạn gần như không thể học hỏi được bất kì điều gì từ công ty cũ. Bạn, lúc này giống như một người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nhưng thực chất chỉ làm lại một công việc trong nhiều năm.
Một lưu ý nhỏ khác, là trong quá trình trình bày kỹ năng và kinh nghiệm trong CV hãy sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành có liên quan hoặc phổ biến trong lĩnh vực hoặc vị trí bạn mà đang ứng tuyển.
3. Gửi Kèm Thư Xin Việc Trái Ngành
Có nhiều ý kiến cho rằng Cover Letter là thứ thừa thãi. Tuy nhiên, với những người làm việc trái ngành, Cover Letter là một thứ cần phải có. Đây sẽ mảnh đất lớn để bạn phô diễn và giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn.
Điều này cũng tạo cho nhà tuyển dụng một sự tò mò để tìm hiểu kỹ hơn CV của bạn. Bật mí với bạn một điều là hơn 60% các nhà tuyển dụng đánh giá cao những hồ sơ xin việc (CV) có đính kèm Cover Letter, kể cả trong trường hợp công ty sử dụng hệ thống tự động chấm CV. Do đó, khi xin việc trái ngành hãy nhớ chuẩn bị một bức thư xin việc với nội dung “marketing” bản thân với nhà tuyển dụng để dễ dàng mở ra cơ hội được trao đổi trực tiếp trong một buổi phỏng vấn nhé.
Bạn đang muốn thay đổi ngành làm việc, tải ngay ứng dụng tuyển dụng tài chính Finjobs và ứng tuyển những vị trí tuyển dụng hấp dẫn nhất!
-> Xem thêm:
- 7 tip viết CV cho người có kinh nghiệm nhảy việc
- Cách chọn font chữ viết CV phù hợp nhất
- Những Lỗi Sai Dễ Mắc Phải Khi Viết CV
- Tuyệt chiêu viết CV cho ngành bảo hiểm
- Nền tảng tuyển dụng ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm
- Một Số Câu Hỏi Phỏng Vấn Phổ Biến Bằng Tiếng Anh
- Nhảy Việc Ở Tuổi 40, Nên Hay Không?
- 10 bước tìm việc đơn giản hiệu quả