Hiện nay, xu hướng thay đổi công việc đã trở nên phổ biến. Thế nhưng, theo quan điểm của nhà tuyển dụng, các công ty thường tránh những người có kinh nghiệm nhảy việc. Trong bài viết dưới đây, Finjobs.vn sẽ chia sẻ 7 tips viết CV cho người nhảy việc liên tục kèm theo mẫu bạn có thể áp dụng.
Mục lục
I. Tại sao công ty thường tránh những người nhảy việc liên tục
Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm các ứng viên phù hợp nhất cho công việc. Vì thế, một người có lịch sử nhảy việc thường xuyên không thể là ứng viên tiềm năng nhất trong mắt họ. Bởi điều đó cho thấy đây sẽ là những nhân viên không bám trụ lâu với công việc.
Bên cạnh đó, chi phí tuyển dụng cũng là một yếu tố khiến các công ty tránh thuê những người có kinh nghiệm nhảy việc. Bắt đầu từ thời gian tuyển dụng cho đến đào tạo, việc xuất hiện một nhân viên mới sẽ chiếm một khoảng thời gian và tiền bạc đáng kể của công ty. Vì vậy, họ thường có xu hướng lựa chọn những ứng viên vừa có kỹ năng, kiến thức nền tảng và cam kết ở lại các vị trí lâu dài.
Xem thêm: Nhảy việc thường xuyên có bất lợi gì?

II. 7 tip viết CV cho người có kinh nghiệm nhảy việc
Bản CV là cơ hội tốt nhất để bạn kể lại câu chuyện sự nghiệp của mình cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy đảm bảo câu chuyện của bạn phải thật hay và hấp dẫn. Tốt nhất, bạn nên biến câu chuyện này khiến bạn trông như một ứng viên trung thành, đáng tin cậy.
Sau đây là 7 mẹo viết CV cho người có kinh nghiệm nhảy việc:
1. Mở đầu bằng một đoạn tóm tắt ấn tượng
Trong phần đầu CV, bạn nên chăm chút cho phần tóm tắt hoặc mục tiêu của bạn. Đây sẽ là một cách tuyệt vời để làm nổi bật câu chuyện về bạn. Để làm được như vậy, bạn cần tập trung vào việc giải thích lý do bạn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này.
Ví dụ, bạn có thể nói những câu như “X năm kinh nghiệm trong vị trí chuyên viên tư vấn tài chính” hoặc “tìm kiếm vị trí ổn định để tôi có thể phát triển”. Thông qua việc nhấn mạnh vào kinh nghiệm và mong muốn gắn bó lâu dài, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng phải tiếp tục đọc CV của mình.

2. Loại bỏ những vị trí không cần thiết
Bạn không nhất thiết phải ghi chép lại toàn bộ vị trí bạn đã từng làm trong CV. Đối với những công việc không liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc bỏ qua.
Để dành khoảng trống cho những công việc bạn đã hoàn thành xuất sắc sẽ là một chiến lược thông minh nếu muốn chinh phục nhà tuyển dụng. Bằng cách này, bạn sẽ không phải lo lắng về việc trình bày lý do rời khỏi công việc trước trong buổi phỏng vấn. Đặc biệt, nhà tuyển dụng sẽ không nhìn thấy những dấu hiệu đáng báo động trong sơ yếu lý lịch của bạn.

3. Kết hợp những công việc tương đồng
Nếu bạn đã từng làm việc trong thời gian ngắn cho nhiều công ty khác nhau, hãy kết hợp những công việc này bằng 1 đoạn trong CV. Chiến lược này đặc biệt hữu ích cho những ai đang là freelance hoặc trong các lĩnh vực có tính chất công việc ngắn hạn.
Ví dụ, nếu bạn đã từng đảm nhiệm vị trí social content cho 4 công ty khác nhau trong khoảng 3 tháng, bạn có thể nhấn mạnh rằng bạn có khoảng 1 năm kinh nghiệm quản lý mạng xã hội cho nhiều tài khoản trong CV.

4. Làm rõ lý do nhảy việc
Nhà tuyển dụng có thể sẽ có cái nhìn tiêu cực nếu như họ biết bạn nhảy việc vì một chức danh tốt hơn hay vì tiền. Thế nhưng, họ lại rất thông cảm với những ai phải nghỉ việc vì công ty tái cấu trúc hoặc phá sản.
Nếu lý do của bạn chính đáng, hãy giải thích điều đó trong CV. Điều đó sẽ làm cho nhà tuyển dụng hiểu rõ thêm về lịch sử làm việc cũng như hiểu được tại sao bạn lại rời bỏ vị trí sau một thời gian ngắn

5. Tập trung vào thành tựu ở mỗi vị trí
Một trong những mối quan tâm chính về những người thường xuyên nhảy việc đó là họ rời đi khi chưa có thành tựu nào xứng đáng. Bởi chi phí phỏng vấn và đào tạo khi thuê một nhân viên mới không hề rẻ. Do đó, các nhà tuyển dụng thường sẽ tìm kiếm ứng viên có thể đóng góp nhiều nhất trong công ty.
Nếu sơ yếu lý lịch của bạn có đính kèm những thành tựu vượt bậc trong khoảng thời gian làm việc, đây sẽ là điểm cộng lớn nhất trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn thậm chí có thể dành một khoảng trống để trình bày thành tích của mình và nhà tuyển dụng sẽ chẳng còn quá bận tâm về khoảng thời gian bạn nhảy việc.

6. Tránh viết CV theo thời gian
CV được trình bày theo trình tự thời gian là một trong những định dạng phổ biến nhất. Thế nhưng, đây không phải lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Bởi kiểu CV này sẽ tố cáo khoảng trống thời gian bạn nhảy việc.
Chính vì thế, bạn có thể tạo sơ yếu lý lịch chức năng hoặc kết hợp để nhấn mạnh vào các kỹ năng, thành tích. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm dự án, câu lạc bộ hoặc các khóa học đào tạo để làm nổi bật CV.

7. Chỉ viết năm làm việc thay vì tháng năm
Khi trình bày quá trình làm việc trên CV, bạn có thể xem xét chỉ viết năm thay vì kết hợp tháng/năm theo cách truyền thống. Điều này có thể khiến bạn trông như đã có thời gian làm việc lâu hơn cho một vị trí.
Bên cạnh đó, bằng cách này, nhà tuyển dụng cũng sẽ không nhìn thấy các vị trí ngắn hạn trong CV của bạn. Không chỉ như vậy, loại bỏ tháng trong CV cũng giúp định dạng sơ yếu lý lịch trở nên gọn gàng hơn.

Bên cạnh việc viết CV thông thường, Finsider Finjobs hi vọng bạn có thể trải nghiệm tính năng video CV trên nền tảng tuyển dụng tài chính Finjobs. Hãy trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác và tìm việc làm nhanh chóng nhé!.
Xem thêm:
- Cách viết CV ấn tượng cho sinh viên năm nhất
- Cách Viết CV Cho Người Trái Ngành
- Tuyệt chiêu viết CV cho ngành bảo hiểm
- 10 bước tìm việc đơn giản hiệu quả
- Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ”
- Cách chọn font chữ viết CV phù hợp
Tags: kinh nghiệm nhảy việc, tìm việc mới, viết CV