Nếu như bạn đang luyện tập cho mình kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc thì hãy ghi chú ra những gạch đầu dòng 8 điều không nên làm khi trả lời phỏng vấn xin việc dưới đây. Như vậy, bạn sẽ trở thành một ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.
Mục lục
1. Trả lời câu hỏi đúng trọng tâm
Đây là lỗi sơ đẳng nhất khi trả lời những câu hỏi khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi là để biết thêm những thông tin về thái độ công việc, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn trong vị trí đó nên câu trả lời của bạn phải đúng trọng tâm.

Bên cạnh đó, mỗi ứng viên chỉ có một khoảng thời gian nhất định nên việc trả lời nhanh gọn, đúng trọng tâm sẽ tạo được thiện cảm dành cho nhà tuyển dụng. Họ sẽ nhận thấy bạn là người biết quý trọng thời gian và nghiêm túc với công việc. Thời gian trung bình cho một câu hỏi là 30 giây. Hãy đặt ra hạn mức này để câu trả lời được xúc tích, cụ thể nhất.
2. Quên gửi lời cảm ơn
Lời cảm ơn rất quan trọng khi đi phỏng vấn. Bạn có thể chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng mong muốn nhưng khi bắt đầu hoặc kết thúc câu trả lời bằng câu “cảm ơn” sẽ cho thấy bạn là một người lịch sự và biết tôn trọng người khác.
-> Xem thêm: Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn
3. Đặt vấn đề về lương và phúc lợi quá sớm
Dẫu biết đi làm là để kiếm tiền nhưng đừng nên đặt những câu hỏi về lương và phúc lợi quá sớm. Hãy để dành chúng lại ở cuối cùng vì dù sao đây cũng là vấn đề tế nhị. Điều này chỉ làm nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu về bạn, nghĩ ứng viên chỉ là người đến với công ty về mức lương hấp dẫn mà không đặt tâm huyết và sự yêu thích dành cho công việc.

Để phần câu hỏi dành cho lương bổng được tự nhiên hơn, bạn hãy đề cập đến nó cùng với sự hào hứng về công việc sắp được nhận. Thái độ này bày tỏ rằng bạn đang muốn đảm bảo quyền lợi cá nhân chứ không chỉ nghĩ đến tiền.
4. Trốn tránh điểm yếu
Chắc chắn trong các câu hỏi được đặt ra với ứng viên luôn sẽ có câu hỏi về điểm mạnh – điểm yếu. Điểm yếu là một trong những vấn đề mà ứng viên không muốn nhắc đến nhiều vì dễ làm phía tuyển dụng có ấn tượng xấu hoặc hiểu sai về bạn. Hãy trả lời về điểm yếu theo một thái độ đã nhận thức và sẵn sàng thay đổi để tốt hơn. Đừng nên nói quá nhiều hoặc quá cụ thể về nó, người phỏng vấn sẽ dễ hiểu lầm thành bạn đang tự hào về những hạn chế của mình.

Một bí quyết dành cho ứng viên khi nói về điểm yếu là hãy biến nó từ điểm xấu thành điểm tốt. Ví dụ, bạn có thể nói: “Điểm yếu của em là người cầu toàn nên đôi khi em hay đặt ra những tiêu chuẩn khá cao trong công việc và phải hoàn thành nó bằng được”. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ biết điểm yếu của bạn nhưng đồng thời nó là một thái độ làm việc tốt cho công ty.
5. Nói xấu công ty cũ
Những dạng câu hỏi như “Vì sao em nghỉ việc ở công ty cũ?” hay “Tại sao công ty cũ không phù hợp với em nữa?” sẽ luôn có trong khi phỏng vấn. Nhiều người dễ hiểu nhầm thành nhà tuyển dụng đang quan tâm mình nhưng thật ra, nếu bạn nói ra hết những điều xấu về công ty cũ, họ sẽ cho rằng bạn là người xấu tính, thù dai. Nếu đặt trường hợp bạn làm công ty này và nghĩ việc trong tương lai, chẳng ai muốn công ty mình bị nói xấu.
6. Không đặt câu hỏi ngược lại
Đặt câu hỏi ngược lại là đang thể hiện bạn rất quan tâm đến công ty. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đặt câu hỏi về công ty, dù có hay không cũng hãy chủ động thắc mắc ngược lại. Những dạng câu hỏi như giờ giấc làm việc, chế độ lương, văn hoá công ty,… sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
7. “Thổi phồng” khả năng của bản thân
Hãy biết chừng mực khi trả lời những câu hỏi về khả năng của bản thân. Việc “thổi phồng” khả năng sẽ biến bạn trở thành một người khoác lác và tự cao, một tính cách mà bất cứ ai cũng không thích. Thay vì thời gian nói nhiều về bằng cấp, thành tích, hãy cho họ thấy kinh nghiệm của bạn trong vị trí mà bạn ứng tuyển. Mọi thông tin về khả năng của bạn đã được đề cập rất rõ trong CV.
8. Trả lời “tôi không biết!”
Khi được đặt bất kỳ câu hỏi nào, hãy cố gắng trả lời nó dù bạn không biết. Câu trả lời “tôi không biết!” đang vô tính chứng tỏ bạn không có sự nhạy bén và ứng biến khi gặp khó khăn. Câu hỏi phỏng vấn không chỉ xét đến mức độ thạo việc mà còn phản ánh được tư chất, khả năng của bạn trong công việc.

Ngoài kỹ năng trả lời, việc tìm hiểu về công ty hay chuẩn bị trang phục chỉnh tề là điều cần thiết, giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Từ 8 lỗi sai khi trả lời phỏng vấn xin việc được nêu trên, sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi đi xin việc làm. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc phỏng vấn sẽ giúp ứng viên tăng thêm cơ hội được chọn vào công việc.
Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín
Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!
-> Xem thêm:
- Khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?
- 6 điều cần làm sau khi phỏng vấn
- Top 10 kỹ năng phỏng vấn xin việc
- 3 bước deal lương khi phỏng vấn
- 6 dấu hiệu rớt phỏng vấn
- Top 5 trang web tìm việc ở nước ngoài uy tín nhất
- Cách Phỏng Vấn Xin Việc Thành Công Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
- Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Chuyên Viên Tư Vấn Bảo Hiểm Thường Gặp
- Câu Hỏi Phỏng Vấn Phổ Biến Bằng Tiếng Anh