Nếu muốn biết làm sao để không trì hoãn trong công việc, bạn cần tìm hiểu lý do vì sao mình trì hoãn. Từ đó đưa ra phương pháp khắc phục “bệnh trì hoãn” đúng đắn.
Mục lục
1. Những lý do khiến bạn trì hoãn
1.1. Trì hoãn trong công việc vì mất tập trung
Sự mất tập trung ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Khi làm việc, bạn dễ bị xao động bởi những tác động môi trường hoặc một luồng suy nghĩ khác, nó khiến bạn thường xuyên phải dừng lại một lúc. Thường xuyên gián đoạn khi làm việc biến bạn trở thành một người hay trì hoãn.
1.2. Trì hoãn trong công việc vì gặp áp lực
Áp lực có thể đến từ chuyện cá nhân nhưng cũng có thể đến từ chính công việc đó. Nó khiến bạn mất đi cảm hứng, nhiệt huyết và cảm thấy công việc là một gánh nặng. Lúc này, bạn sẽ rất muốn “đình công” và không làm gì.
1.3. Trì hoãn trong công việc vì không tôn trọng deadline
Một số người biến sự trì hoãn thành một sự cố ý, không tôn trọng deadline. Họ thường bị phê bình vì làm trễ nải công việc, biện minh là không biết làm sao để không trì hoãn trong công việc nhưng thật ra là họ không bám sát deadline, dẫn đến công việc dồn nén, làm không kịp.
2. 6 nguyên tắc cần nhớ để không trì hoãn công việc
2.1. Đặt mục tiêu làm việc
Công việc phải được giải quyết bằng mục tiêu, đầu việc chứ không thể theo cảm tính, thích lúc nào làm lúc đó hay làm nhiều ít khác nhau. Vì vậy, khi quyết định theo đuổi việc gì, bạn phải có mục tiêu cụ thể. Mục tiêu phải gắn liền với thời gian và dự trù trước kết quả. Khi làm việc theo kế hoạch, bạn sẽ dần tạo lập thói quen tập trung khi làm việc.
2.2. Quản lý thời gian chặt chẽ
Mẹo để quản lý thời gian chặt chẽ hơn hơn phân bổ thời gian hợp lý cho từng công việc, thêm vào những khoản nghĩ ngắn để không bị cảm giác “ngán” khi làm việc. Để biết thời gian như thế nào cho phù hợp, bạn cần dành thời gian quan sát và nghiên cứu vì còn phụ thuộc vào khả năng, năng suất của từng người.
2.3. Loại bỏ những thiết bị di động, giải trí khi làm việc
Nếu liên tục hỏi bản thân làm sao để không trì hoãn khi làm việc mà không tìm ra lý do, hãy chú ý đến những thứ bạn cầm trên tay lúc này. Nguyên nhân chính là chiếc điện thoại, thiết bị giải trí mà bạn đang mân mê đến quên cả việc quay lại với công việc. Một dòng thông báo, một tin tức mới truyền tới cũng đủ khiến bạn xao nhã. Vì vậy, đừng để chúng ở gần bạn khi đang làm việc.
2.4. Ưu tiên giải quyết những công việc khó khăn
Theo quy tắc 1-3-5 thì mỗi ngày chỉ nên có 9 công việc cần hoàn thành và trong đó sẽ có 1 công việc quan trọng nhất, cần được hoàn thành vào đầu ngày. Ưu tiên giải quyết công việc khó khăn trước sẽ làm bạn có sự thoải mái về cuối ngày. Lúc cần nghỉ ngơi, đầu óc sẽ không vướng bận việc nặng, sinh ra lựa chọn làm việc hay trì hoãn đến ngày mai.
2.5. Cập nhật hoàn thành
Khi nhìn thấy một danh sách dài công việc chưa làm và một danh sách dài những công việc đã hoàn thành, bên nào sẽ khiến bạn vui hơn? Chắc chắn là danh sách thứ 2. Nắm bắt được xu hướng tâm lý đó, khi hoàn thành công việc nào, hãy ghi chú là đã xong để khi nhìn vào những đầu việc còn lại, bạn không có cảm giác áp lực hay ngán ngẩm.
2.6. Có trách nhiệm với công việc
Người trách nhiệm sẽ không bao giờ để công việc dang dở, công việc dang dở chỉ dành cho người hay trì hoãn. Vì vậy, nếu hỏi cách làm sao để không trì hoãn thì phần lớn vẫn nằm ở ý thức của bạn. Bạn phải biết rằng công việc này quan trọng thế nào, nếu không là mình sẽ không ai hoàn thành được và nó ảnh hưởng đến người khác ra sao. Liên tục lập ra những câu hỏi này sẽ khiến bạn có thêm động lực và trách nhiệm khi làm việc.
Làm sao để không trì hoãn là câu hỏi khó vì nó mang tính cá nhân rất nhiều. Rõ ràng trong tất cả những cách được liệt kê ở trên, không ai có thể tham gia giúp đỡ bạn. Vì vậy, nếu muốn khắc phục vấn đề này, phải là tự bạn đứng lên giải quyết mọi mớ hỗn độn trong cuộc sống của bạn.
Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín
Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!
Tham gia chương trình chữa CV miễn phí tại đây