Mục tiêu nghề nghiệp trong 10 năm tới là một mục tiêu cực kỳ dài hạn và khó khăn. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi này từ nhà tuyển dụng hiệu quả và không sáo rộng, rập khuôn?
Mục lục
1. Mục tiêu dài hạn là gì?
Nhìn chung, khái niệm về mục tiêu dài hạn cũng tương tự như mục tiêu nghề nghiệp, là những mục đích mà bạn muốn đạt được khi theo đuổi một công việc. Điểm khác biệt lớn nhất của mục tiêu dài hạn chính là độ hoàn thiện và tỉ mỉ cho từng công việc được lập thành. Thời gian không thể trở lại nên chúng ta không có quyền sai sót khi thiết lập mục tiêu dài hạn.
Hãy tưởng tượng nó như quân cờ domino cuối cùng được ngã xuống sau chuỗi liên hoàn phía trước, nếu có tính toán, đường đi sẽ trót lọt và ngược lại, một quân cờ sai sẽ làm chệch hướng đường dây mà bạn đã thiết lập.
Khi nhà tuyển dụng yêu cầu mục tiêu dài hạn của bạn trong CV nghĩa là họ muốn thấy tầm nhìn của bạn đối với công việc. Nó không chỉ dừng lại ở hoàn thiện kỹ năng, phát triển bản thân mà thành tựu hay giá trị nào mà bạn sẽ đem lại cho công ty.
2. Vai trò của mục tiêu dài hạn trong sự nghiệp
Để có thể tồn tại và phát triển ở một vị trí hay ngành nghề nào đó, chứng tỏ bạn phải là người có năng lực và bản lĩnh. Để có thể tiếp tục đương đầu với những thách thức và biết nắm bắt thời cơ, mục tiêu nghề nghiệp trong 10 năm tới cho thấy tham vọng của bạn đối với công việc. Nhờ nội dung mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ gắn bó với công việc đến nhường nào.
Riêng cá nhân bạn, khi thiết lập một kế hoạch dài hạn thành công đồng nghĩa từng bước tiến của bạn sẽ dễ dàng, ít gặp rủi ro hơn.

3. 5 nguyên tắc cần nhớ khi thiết lập mục tiêu dài hạn
Nhiều người vẫn cân nhắc chuyện bỏ qua mục tiêu ngắn hạn để tiếp cận với mục tiêu dài hạn với mong muốn sự nghiệp được lâu dài và ổn định hơn. Nếu đã quyết định, đừng bỏ qua 6 nguyên tắc quý giá sau.
– Dành thời gian nghiên cứu công việc
Khi đã xác định theo đuổi công việc này đến 10 năm, nghĩa là bạn không thể dừng lại khi cảm thấy chán việc. Để điều đó không xảy ra, hãy phân tích và nghiên cứu về công việc đó. Tìm hiểu kỹ năng, yêu cầu nghề nghiệp và cả những hướng phát triển bổ trợ cho công việc sẽ giúp bạn hiểu mình đang có và thiếu sót những gì.
– Đối chiếu năng lực bản thân
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đối chiếu với năng lực bản thân để biết rằng mình có đủ khả năng làm công việc đó hay không. Hãy đặt ra những giả định về hệ quả nếu mình làm công việc đó không tốt thì sẽ như thế nào.
Dàn cảnh cho những rủi ro chính là giảm bớt tỷ lệ gặp phải trong tương lai. Điều quan trọng, bạn phải chấp nhận nếu mình không phù hợp với nó. Biết dừng lại sớm là đang mở ra cơ hội mới, cánh cổng này đóng lại là một cánh cổng khác đang mở ra cho bạn.

– Nhấn mạnh giá trị mang lại từ công việc
Giá trị mang lại từ công việc ở đây không chỉ dành cho bạn mà cho cả công ty. Công ty là cầu nối giúp bạn đạt được những thành tựu trong công việc, đổi lại họ nhận được lợi ích từ sự nỗ lực, tận tâm của bạn. Đừng quên đưa ra những giá trị mà bạn có thể tạo ra, đâu đó bạn sẽ tìm kiếm được những bến đỗ vững chắc hơn khi biết khả năng của bản thân.
– Tiệm cận thực tế
Kế hoạch mãi mãi nằm trên giấy trắng mực đen, nó như một giấc mơ nên bạn có thể viết bao nhiêu tùy thích. Nhưng đối với một kế hoạch “ngốn” tận 10 năm cuộc đời bạn, không có chỗ để bạn hoang tưởng nữa. Hãy nhìn nhận mọi thứ một cách thực tế. Trong một tháng để trở thành quản lý là một ví dụ cho sự sống trong ảo mộng.
– Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Đừng chỉ đặt ra mục tiêu nghề nghiệp trong 10 năm tới với toàn công việc và công việc. Biết cách cân bằng cuộc sống và đặt ra những khoảng thời gian hợp lý cũng là một phần của kế hoạch. Ai cũng cần phải “thở” và biết đâu sau những lần nghỉ ngơi đó, bạn sẽ tăng tốc tốt hơn thì sao.
Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp trong 10 năm tới đã được xác định là mục tiêu dài hạn và cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ bằng việc nghiên cứu xem công việc mình theo đuổi cần những gì.
Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín
Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!